Chuyển đến nội dung chính

Ly kỳ chuyện tìm long mạch của vua Gia Long

Khi đặt la bàn xuống để tọa hướng bỗng mặt la bàn vỡ. Vua Gia Long bèn nói với quỷ thần: "Quý gì mảnh đất ấy mà người không cho trẫm".
Thông thường, lăng mộ của vua chúa đều được chuẩn bị từ khi nhà vua còn sống. Nhiều ông vua lại đích thân chủ trì công việc này. Vua Gia Long cũng vậy. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông đã được ông chuẩn bị khá sớm.
Theo quan niệm phong thủy, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu nên vua Gia Long đã rất chú trọng việc tầm long. Sau những quan sát tìm kiếm, vua chọn khu vực Thiên Thọ Sơn để xây dựng lăng mộ.
Khu này có 42 ngọn núi lớn nhỏ trong đó ngọn Đại Thiên Thọ là lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng. Để tìm huyệt địa, vua tin cẩn giao cho Thượng thư bộ Binh Phạm Như Đăng, đại thần Tống Phúc Lương. Lại cho vời Lê Duy Thanh – con trai nhà bác học Lê Quý Đôn vào để cùng các đại thần lo công việc.
Phải tìm đi kiếm lại nhiều lần, Lê Duy Thanh mới chọn được một thế đất ưng ý. Tuy nhiên chỗ huyệt ấy lại không ưng ý nhà vua. Sách Kể chuyện các vua Nguyễn của Tôn Thất Bình kể rằng: “ Được tin , Gia Long thân hành cỡi voi đến nơi xem xét, nhưng không đồng ý, nên đã chọn nơi mai táng hiện nay. Gia Long nói với Lê Duy Thanh một cách nghiêm nghị: - Nếu người ta đề cập đến long mạch thì nơi đây thật chính là nơi thích hợp cho một " lăng ". Thế có phải nhà ngươi muốn giữ chỗ này để chôn cho nhà ngươi phải không? ". Duy Thanh van xin, Gia Long mới tha tội".
Trước khi khởi công, nhà vua lại khiến Hoàng Tử thứ tư bói một lần nữa, được quẻ Dư, lời chiêm rằng: - Đại Cát Hanh nghĩa là rất tốt và hanh thông.
Vua Gia Long muốn học theo lối Hiệp lăng nên trong khu vực đã chọn, ngoài tìm kiếm huyệt táng cho chính mình, ông lại cho tìm kiếm phúc địa để táng những họ hàng khác. Một trong số đó là phần mộ mẹ của ông gọi là lăng Thoại Thánh.
Lăng Gia Long. Ảnh Inernet
Có thể bạn quan tâm
Theo sách Giai thoại xứ Huế cũng của Tôn Thất Bình, vào lúc đặt địa bàn xuống để định phương hướng cho lăng thì thần núi có ý không cho nên làm địa bàn bị vỡ. Sách viết: “Tương truyền lúc đặt địa bàn xuống đất để nhắm phương hướng thì mặt gương của địa bàn bỗng nhiên bị vỡ. Vua Gia Long đứng cạnh bên, lớn tiếng bảo với thần núi “Quý gì mảnh đất này mà người lại cố giữ không cho trẫm chôn mẫu hậu” ? Thế rồi nhà vua bảo các quan lại đặt lễ tam sinh cúng thần và tiến hành việc xây lăng”.
Thời gian xây dựng khu lăng, vua Gia Long thường xuyên ngự giá đến giám sát tiến độ. Một lần vua lên lăng với các quan hộ tùng, bất ngờ một trận cuồng phong nổi lên, cái rạp có vua và các quan đứng bị sập, nhà vua nhảy ra nhưng bị một thanh gỗ đè ở chân, trán bị chảy máu.
Vua bảo hoàng tử Đảm ( Minh Mạng sau này): “Cha bị thương chẳng lấy gì làm nặng. Nhưng không biết quan quân và thợ thầy thế nào?”. Sau trận cuồng phong người ta tìm thấy hai hoàng tử Tân và PHổ cùng một số người khác bị thương nặng. Có người tâu vua trừng trị viên đốc công Quảng thái, nhà vua trả lời “làm sao mà chống nổi với bão tố” rồi tha tội cho viên đốc công.
Trong lúc xây lăng Thoại Thánh cũng xảy ra một câu chuyện giữa Nguyễn Văn Thành và vua Gia Long. Số là khi đào huyệt thấy đất dưới huyệt có 5 màu (ngũ sắc) khác nhau. Vua và các quan cho là điềm lành, các quan đều chúc tụng, riêng Nguyễn Văn Thành chỉ đứng yên lặng. Vua Gia Long hỏi vì sao thì Thành đáp: “Việc ấy chẳng có gì lạ. Huyệt chôn thân mẫu của hạ thần đất cũng có năm màu như thế”.
Thành lại nói tiếp: “Tại châu Ê có một huyệt rất tốt”. Các quan có người hỏi: “Thế sao ông không tâu để hoàng đế biết?” Thành đáp: “chỗ đất thì tốt nhưng không nên chôn vì quan tài đặt vào đó có thể bị sét đánh”. Câu trả lời khiến Gia Long bất bình. Tác giả Tôn Thất Bình bình luận: “Có lẽ cũng do câu nói này nên khi Nguyễn Văn Thành bị khép vào tội, vua Gia Long cũng chẳng bênh vực, dù Thành là một khai quốc công thần”.
Theo Vũ Tiến Đức/Kiến thức

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây trầm hương để làm gì? Công dụng và ý nghĩa

  (PR) - Có lẽ đối với nhiều người thì trầm hương đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên công dụng cũng như ý nghĩa của trầm hương thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này, Thiên Mộc Hương sẽ đem đến những lời giải đáp chính xác dành cho bạn về cây trầm hương để làm gì, công dụng, ý nghĩa của trầm hương cũng như là cách   phân biệt 4 loại trầm phổ biến   nhé! Giúp bạn giải đáp thắc mắc cây trầm hương để làm gì? Trầm hương là gì? Trầm hương là phần gỗ được hình thành bên trong cây dó bầu khi cây tiết ra nhựa để chống lại vết thương trong thời gian dài. Nhiều người sử dụng thuật ngữ cây trầm hương để chỉ những cây dó bầu đã tạo ra trầm. Trầm thường có màu sắc đen hoặc nâu sẫm, nâu xám. Nó có vị hơi cay và tỏa mùi hương thơm, dễ chịu, nhẹ nhàng khi đốt lên. Nếu như là loại trầm tốt thì khi ngửi trực tiếp bạn sẽ không thấy mùi hắc. Trầm hương có thời gian rất dài để hình thành, có thể là vài năm cho đến vài chục năm hoặc thậm chí, còn có một số loại trầm mất khoảng vài trăm năm để hình thàn

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oán củ

Chuyện bí ẩn ở "trận đồ trấn yểm" Tràng An - Kỳ 2: Vùng đất oan khiên

Theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.  Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết. Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An. Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp. Sông Sào Khê là đường thủy vào Tràng An Miệng hang Luồn, nơi ông Son phát hiện ra "trận đồ" Trấn Yểm.  Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi