GD&TĐ - Từ xưa, nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày – Nùng là nét văn hóa đặc trưng đại diện cho phong tục cư trú. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, nhà gạch dần thay thế nhà sàn. Độc đáo nhà sàn cổ Nghệ nhân Nông Lưu Hoằng, người dân tộc Nùng ở Trùng Khánh (Cao Bằng) cho biết, qua hàng nghìn năm đúc rút kinh nghiệm thì người Tày – Nùng mới hình thành kiểu kiến trúc nhà sàn độc đáo như hiện nay. Thông thường, kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc vùng biên giới này tồn tại bốn kiểu khác nhau. Nhà “lều”, là loại nhà có kết cấu đơn giản và sơ khai nhất. Nhà “quan ma” là loại nhà sàn thường có bốn gian với đặc điểm cột được chôn sâu xuống đất, được biến thể từ kiểu nhà “lều” nhằm bảo vệ con người và vật nuôi khỏi thú dữ. Nhà “cai tư” là kiểu nhà biến thể tiếp của nhà “quan ma” với đặc điểm thường có năm gian (ba gian chính và hai gian trái), cột nhà được kê bằng đá tảng. Cuối cùng là nhà “con thong” là loại nhà phổ biến nhất hiện nay. Theo cụ Hoằng, bốn kiểu nhà sàn này của dân
Tinh hoa thiên nhiên và bàn tay nghệ nhân