Chuyển đến nội dung chính

Phong thủy theo cây - hay là trắc ẩn về cây ở xứ Ba Tư

  Iran, nếu bạn xây nhà trên đất có cây, bạn phải "phong thủy" theo cây, lựa theo mà bố trí cổng, thiết kế vườn, ban công, bãi đỗ xe.

Bẻ cây không khác gì bẻ đôi cánh thiên thần

Những ngày đầu sinh sống và làm việc tại Tehran, thủ đô xứ Ba Tư (Iran), tôi ngạc nhiên và khó chịu khi phải lái xe trên cung đường mà “tự dưng” cây mọc giữa đường. Còn người Iran thì kiên nhẫn, vui vẻ tránh những cây đó dù có lúc đường quá chật, xe va quệt với cây.

Tưởng rằng mấy cây tréo ngoe này chỉ cá biệt, nhưng càng ở lâu, tôi nhận ra điều hiếm thấy ở đất nước tôi và những vùng đất đã đi qua, lại rất đỗi bình thường mảnh đất này.

Không chỉ ở ngoài đường, công viên, mà ở nhà riêng, biệt thự, chung cư, quán cà phê, nhà hàng, công sở… cây mọc xuyên tường, xuyên mái nhà, hàng rào, ngả ra đường... trông không được ưng mắt!

Cây “mọc” trong nhà ở Iran. Ảnh: Lê Bá Ngọc
Cây “mọc” trong nhà ở Iran. Ảnh: Lê Bá Ngọc

Ở Iran, nếu bạn xây nhà trên đất có cây, bạn phải thiết kế, điều chỉnh theo cây, tức là phong thủy theo cây, lựa theo mà bố trí cổng, thiết kế vườn, ban công, bãi đỗ xe…. Cây sẽ không được chặt, bất kể còn sống hay đã chết! Cây chỉ hãn hữu được chặt sau khi được xem xét chặt chẽ, ngặt nghèo về tính hợp lý và được cấp chính quyền địa phương cấp phép.

Thật kỳ lạ, bất cứ cây nào bị chặt, hoặc thân gỗ vận chuyển trên đường đều chịu sự giám sát, “săm soi” rất kỹ của công chúng.

Giữa năm 2020, chỉ cưa đi bớt hai cây tại một con phố mà chính quyền Tehran đã bị cộng đồng mạng phản đối mạnh mẽ dù cố gắng giải thích việc này đảm bảo an toàn cho người qua lại.

Trong giáo lý Hồi giáo của người Iran có ghi lời của Nhà Tiên tri Muhammad: “Bẻ đi cành cây không khác gì bẻ đi đôi cánh thiên thần!”

Trong triết lý của người Iran, con người và thiên nhiên là một tổng thể, tương tác qua lại, tương sinh tương khắc, nếu ta đối xử tốt với thiên nhiên ta sẽ được thiên nhiên ưu đãi, và ngược lại, ta sẽ trả giá nếu bạc đãi thiên nhiên!

Theo một số người bạn Iran, trong văn hóa ở đây, có không ít người tin rằng mỗi người mất đi, linh hồn sẽ được hóa thân thành những cái cây để yên nghỉ mãi mãi. Nếu người nào đó cố ý chặt cây, thì trong năm đó, điều không may sẽ xảy đến với bản thân hoặc người thân trong gia đình họ.

Chính vì vậy, họ luôn cố gắng bảo vệ cây, bất kể cây sống hay chết, bất kể vị trí nào, họ chỉ cắt bớt cành để đảm bảo an toàn, chạm khắc lên đó những công trình mỹ thuật, điêu khắc… tạo cảnh quan cho đường phố!

Tất nhiên, sẽ có những cây ở những vị trí sẽ bắt buộc phải chặt, nếu những cây đó thực sự nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người… đối với những cây chỉ gây khó chịu, mọi người sẽ phải vui vẻ, chấp nhận.

Trừng phạt nghiêm khắc hành vi chặt cây phá rừng

Trở lại lịch sử, những năm đầu thế kỷ 20, Iran đã mất hàng triệu hecta rừng vì các hoạt động phát triển như khai mỏ, làm đường, xây dựng… hay thói quen du lịch, nấu nướng bằng than củi, chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp, xây dựng các đập nước không khoa học… dẫn đến lũ lụt, sạt lở, sa mạc hóa… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người, sự phát triển đất nước.

Các nhà khoa học Iran đã tính toán rằng, một cây 50 năm tuổi, có giá trị tối thiểu 200.000 USD bởi giá trị môi trường về điều hòa không khí, bóng râm, cung cấp ô-xy, giữ nước, chống lại nóng lên của bầu khí quyển, giữ môi trường sống cho con người, động vật hoang dã, cân bằng sinh thái.

Ngay cả khi giữ cây đã chết không bị đốt sẽ giúp nó mục rữa, biến thành đất, chất dinh dưỡng cho cây khác, góp phần giữ dòng nước ổn định, còn nếu nó bị đốt sẽ sản sinh ra lượng CO, CO2, làm nóng lên của bầu không khí, gây mất cân bằng trong chu trình carbon!

Tác phẩm điêu khắc trên cây đã chết. Ảnh: Lê Bá Ngọc
Tác phẩm điêu khắc trên cây đã chết. Ảnh: Lê Bá Ngọc

Để hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường bền vững, các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính quyền Iran đã có chỉ đạo mạnh mẽ khuyến khích mọi người trồng, bảo vệ cây; trừng phạt nghiêm khắc đối với các hành động dung túng cho việc chặt cây, phá rừng.

Ông Mohammad Reza Amouzad, vị quan tòa tại tỉnh Gilan, phía bắc Iran, năm 2017 đã ra phán quyết chưa từng có trong lịch sử tư pháp nước này, thay vì phạt tù, đã bắt 30 bị cáo phải trồng và chăm sóc 10.000 cây trong hai năm để bù đắp lại tội phá hoại cây mà họ đã phạm phải.

LÊ BÁ NGỌC (TỪ TEHRAN, IRAN)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Tìm hiểu tứ đại thần thú – tứ đại hung thú trong truyền thuyết

Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Tứ đại thần thú: Huyền Vũ (Thuỷ) Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền...