Chuyển đến nội dung chính

Phục dựng hồn Việt trong gian thờ tổ tiên

 Đi tìm lại những pho tượng cổ, đi sưu tầm các loại ban thờ, ngai thờ, tượng cổ... còn được lưu giữ tại các không gian tâm linh, Hội quán Di sản dần khám phá ra kho tàng mỹ thuật vô giá của dân tộc.

Trong đời sống của người Việt, khu vực thờ cúng luôn là nơi quan trọng vào bậc nhất của mỗi gia đình. Tùy theo điều kiện mà các nhà đặt ban thờ lớn hay nhỏ, trên tầng cao hay tại phòng khách, kê bàn hay giá gắn tường. Trải qua nhiều thời kỳ, cộng thêm sự đa dạng văn hóa vùng miền mà ngày nay cách thức sắp đặt ban thờ mỗi nhà một khác, điều này làm cho đời sống văn hóa ngày càng phong phú. Hiện nay, trong các thành phố, hầu như không còn nhìn thấy ban thờ đặt trên nóc tủ quần áo - di chứng từ thời bao cấp, cái thời mà hai ba gia đình chung nhau một căn phòng phân ranh giới bằng cót ép, lúc đó thì lấy đâu ra khái niệm tủ thờ. Cũng chỉ còn vài gia đình đặt bát hương trên tấm ván gỗ được đỡ bằng 2 thanh sắt cắm vào tường.

Đời sống đô thị ngày nay đã triệt tiêu những ban thờ nhếch nhác như thế, nhưng hóa ra lại chuyển dần sang hướng rắc rối, vàng son quá hoặc nặng nề tới mức khó tưởng tượng làm thế nào để có thể bê vác. Trong câu chuyện ban thờ đang tiềm ẩn một vấn đề là sự thiếu vắng điều mà người ta vẫn dùng khái niệm “thuần Việt” để miêu tả.

Riêng về ban thờ, Hội quán đã cho dựng lại nguyên vẹn các mẫu cổ truyền tuyệt đẹp. Ảnh: Thái A
Riêng về ban thờ, Hội quán đã cho dựng lại nguyên vẹn các mẫu cổ truyền tuyệt đẹp. Ảnh: Thái A

Dễ thấy nhất là các gian thờ chạm trổ phức tạp, nhiều họa tiết do các làng nghề chạm gỗ tạo ra. Đời sống càng khá giả, các ban thờ càng rườm rà, đôi khi nặng nề và khiến con người cảm thấy xa lạ với chính thần linh, ông bà tổ tiên đang được thờ cúng. Đồ thờ tự cũng vậy, từ bát hương, khay đĩa cho tới chân nến, hầu hết đều được tạo dáng tùy theo trình độ và hiểu biết của những người thợ làng nghề. Điều này không sai, nhưng trên tổng thể thì quả là đáng tiếc cho những giá trị văn hóa cổ đã từng đạt tới đỉnh cao của mỹ thuật thời Lý, Trần, Lê, Mạc...

Trong bối cảnh đó, thật đáng mừng khi chương trình Ban thờ Việt do Hội quán Di sản được triển khai nhằm tìm lại các giá trị thuần khiết của tiền nhân. Được sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và nhất là có sự tư vấn sát sao của nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, những con người tâm huyết ở Hội quán đã chung tay tìm tư liệu, sưu tầm mẫu vật, nghiên cứu để cho ra đời các vật dụng thờ cúng mang hồn phách Việt. Tưởng như đơn giản nhưng có bắt tay vào mới thấy, đây quả là một công việc đòi hỏi biết bao công sức và tâm trí con người.

Đi các làng nghề, tìm tới các ngôi chùa xa xôi, gặp gỡ những vị thượng tọa, các nhà nghiên cứu, sử gia... anh Trần Thanh Tùng - sáng lập viên Hội quán và các đồng sự đã bắt đầu dự án tâm huyết này từ năm 2016 để tìm lại vàng son dĩ vãng. Không thể cứ nói “phục dựng vốn cổ” mà không có minh chứng cụ thể. Đi tìm lại những pho tượng cổ, đi sưu tầm các loại ban thờ, ngai thờ, tượng cổ... còn được lưu giữ tại các không gian tâm linh, Hội quán dần khám phá ra kho tàng mỹ thuật vô giá của dân tộc. Đồ tạo tác thời Lý mang dáng thanh nhã, đời Trần toát lên vẻ uy dũng, đồ thời Nguyễn nghiêm cẩn... tất cả đều chứa đựng giá trị văn hóa mà người Việt qua các thời kỳ đã đúc kết thành. Cho tới nay, Hội quán đã phục dựng và đăng ký bản quyền cho 40 vật phẩm liên quan tới tâm linh.

Riêng về ban thờ, Hội quán đã cho dựng lại nguyên vẹn các mẫu thời Lý, Trần tuyệt đẹp. Vừa thanh nhã, cầu kỳ, lại hội tụ đủ các yếu tố hoa văn quen thuộc như rồng, mây lửa, cuốn thư. Rồi bộ ngũ sự bao gồm bát hương; khay, chân nến; mâm bồng; bình hoa... cũng được Hội quán chế tác cầu kỳ nhằm thổi một hơi thở mới cho đời sống tâm linh người Việt. Ngắm nhìn những vật dụng bằng đồng, gốm, gỗ đó, mỗi người đều nhận ra cảm giác thân thuộc mà cũng rất thiêng liêng.

Bên cạnh đó, chương trình còn đi sâu vào việc tạo tác các pho tượng Phật dựa theo nguyên mẫu của các ngôi chùa Phật Tích, Hương Sơn... được lưu giữ qua hàng trăm năm. Hiện Hội quán đã cho ra đời 4 mẫu tượng: Pho A-di-đà thời Lý; bộ Tam Tôn mô phỏng theo tượng chùa Thầy của thời Mạc, pho Tuyết Sơn theo mẫu thời Tây Sơn và Quan Âm tọa sơn lấy từ nguyên mẫu ở chùa Hương Tích có từ thế kỷ 18. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp thuần khiết, rất gần gũi với tâm thức người Việt chứ không xa lạ như một số tượng từ nước ngoài mang vào. Nhận xét về mỹ thuật cổ, nhiều chuyên gia đều đánh giá cao phong cách thời Mạc, đó là giaI đoạn ngắn của lịch sử dân tộc nhưng lại nở rộ tính sáng tạo tự do trong tạo hình mỹ thuật dân gian.

Cùng với chương trình này, Hội quán còn kết hợp chặt chẽ với nhóm Đình làng Việt triển khai chương trình đi tìm linh vật nhằm phục dựng lại hình tượng Nghê vốn rất gắn bó với người Việt suốt hàng nghìn năm nay. Sẽ là một bước tiến của văn hóa truyền thống nếu trong thời gian tới, các ngôi đình, chùa, nhà thờ... và mỗi gia đình đều đi theo hướng thuần Việt này để tạo dựng không gian thờ cúng vừa thân thuộc, vừa linh thiêng như vậy.

THÁI A

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây trầm hương để làm gì? Công dụng và ý nghĩa

  (PR) - Có lẽ đối với nhiều người thì trầm hương đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên công dụng cũng như ý nghĩa của trầm hương thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này, Thiên Mộc Hương sẽ đem đến những lời giải đáp chính xác dành cho bạn về cây trầm hương để làm gì, công dụng, ý nghĩa của trầm hương cũng như là cách   phân biệt 4 loại trầm phổ biến   nhé! Giúp bạn giải đáp thắc mắc cây trầm hương để làm gì? Trầm hương là gì? Trầm hương là phần gỗ được hình thành bên trong cây dó bầu khi cây tiết ra nhựa để chống lại vết thương trong thời gian dài. Nhiều người sử dụng thuật ngữ cây trầm hương để chỉ những cây dó bầu đã tạo ra trầm. Trầm thường có màu sắc đen hoặc nâu sẫm, nâu xám. Nó có vị hơi cay và tỏa mùi hương thơm, dễ chịu, nhẹ nhàng khi đốt lên. Nếu như là loại trầm tốt thì khi ngửi trực tiếp bạn sẽ không thấy mùi hắc. Trầm hương có thời gian rất dài để hình thành, có thể là vài năm cho đến vài chục năm hoặc thậm chí, còn có một số loại trầm mất khoảng vài trăm năm để hình thàn

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oán củ

Chuyện bí ẩn ở "trận đồ trấn yểm" Tràng An - Kỳ 2: Vùng đất oan khiên

Theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.  Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết. Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An. Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp. Sông Sào Khê là đường thủy vào Tràng An Miệng hang Luồn, nơi ông Son phát hiện ra "trận đồ" Trấn Yểm.  Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi