Chuyển đến nội dung chính

Rừng hay ngôn ngữ của sự sống

Là một người đệ tử Phật, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường và trồng rừng, đều là những nghĩa vụ và trách nhiệm mà người tu học có trí tuệ phải thấy, phải biết và phải thực hành. Đó cũng là thước đo của đạo đức con người, đạo tâm của một người tu tập và bước đi trên con đường Thánh đạo! “

Người đàn ông một mình trồng cả cánh rừng trong 40 năm

“Trong cuộc sống hiện đại và văn minh ngày nay, trừ những ai quá cứng đầu cố chấp mới phủ nhận mối tương quan giữa rừng và con người quan trọng và mật thiết như thế nào. Còn lại ngày nay, đa phần chúng ta ai cũng hiểu rằng, bao nhiêu điều mầu nhiệm hay giản đơn trên Trái Đất này có được, đều là do những đóng góp âm thầm của rừng cây!

Chủ đề môi trường, và bảo vệ rừng, không biết đã tốn bao nhiêu giấy mực của báo chí, các nhà hoạt động môi trường. Bên cạnh việc phát triển kinh tế đi cùng thời đại, chúng ta cũng nên lặng mình nhìn lại cái mà chúng ta chạy theo, liệu nền văn minh này, nhìn từ không gian vũ trụ vào chỉ toàn màu xám xịt của bụi bẩn, màu vàng trơ của sa mạc hay màu cam sòng như máu thịt của Trái Đất chảy ra như đang kiệt quệ năng lượng để cho chúng ta phục vụ đời sống hiện đại của mình? Hoặc, chúng ta thay đổi, cân bằng giữa phát triển bền vững và dựa vào thiên nhiên, cùng phát triển và cùng tồn tại!

Lắng nghe tiếng gọi rừng xanh

Cùng nhau tuyên truyền về Nhân quả của việc phá rừng cũng như việc trồng và bảo vệ rừng, để mọi người chung tay xây dựng một thế giới văn minh, trong đó con người và thiên nhiên cùng chung sống hòa hợp.

Cùng nhau tuyên truyền về Nhân quả của việc phá rừng cũng như việc trồng và bảo vệ rừng, để mọi người chung tay xây dựng một thế giới văn minh, trong đó con người và thiên nhiên cùng chung sống hòa hợp.

Người có đạo đức, văn minh là người ít hưởng thụ một cách tùy tiện mà có suy xét trong mọi việc, làm sao để bảo tồn tốt nhất môi trường xung quanh, trong đó có môi trường sống và môi trường thiên nhiên. Khi con người càng hưởng thụ, tham lam thì càng đốn triệt dần những cây gỗ quý, nhẫn tâm tàn phá những cánh rừng trăm năm tuổi, diện tích rừng cạn kiệt dần đẩy chính con người vào hiểm họa thiên tai, chết chóc và sự hủy diệt.

Một bậc đại trí tuệ, đại giác ngộ như Đức Phật, Ngài chọn rừng xanh là nơi đản sinh, xuất gia, thành đạo và nhập Niết bàn. Trong kinh có ghi lại rằng, sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, Đức Phật đã đứng yên bất động trong một tuần chỉ để nhìn cây bồ đề, để biểu lộ lòng biết ơn đối với cội cây đã che chở mưa nắng cho Ngài trong suốt thời gian tu tập. Đó là một bài học vĩ đại về lòng biết ơn mà Đức Phật gửi lại cho muôn đời.

Chung tay cùng dự án “Trồng rừng giữ đất”

Chúng ta hãy đem thông điệp yêu quý và biết ơn rừng xanh, trân trọng sự sống của muôn loài để nói với mọi người, phải xem đó là bổn phận, là trách nhiệm sống còn trong cuộc đời mỗi người để bảo vệ tương lai của trái đất này.

Hãy hạn chế tối đa tiến đến không sử dụng gỗ trong xây dựng, trang trí nội thất mà vẫn bền đẹp, hiện đại bằng việc sử dụng các vật liệu thay thế.

Gia đình, nhà trường, xã hội cần giáo dục con trẻ từ lúc nhỏ ý thức yêu quý và bảo vệ cây xanh, xem cây xanh cũng có sự sống, cũng biết đau như mình; Tổ chức các chương trình trồng cây, trồng rừng để tăng thêm ý thức cho cộng đồng.

Pháp luật cần có chế tài đẩy hình thức xử phạt lên mức cao nhất dành cho những kẻ phá rừng vì phá rừng đồng nghĩa với việc hủy diệt sự sống của cả hành tinh này. Tội phá rừng thậm chí còn nặng hơn tội giết người.

Cùng nhau tuyên truyền về Nhân quả của việc phá rừng cũng như việc trồng và bảo vệ rừng, để mọi người chung tay xây dựng một thế giới văn minh, trong đó con người và thiên nhiên cùng chung sống hòa hợp. Cứ trồng thêm một cây xanh là trồng thêm một cội phúc. Trái đất này sẽ ngập tràn hạnh phúc bởi những tâm hồn biết yêu thương, biết ơn những điều cao quý, như rừng đã cho con người biết bao điều…

“Hãy hứa trước khi lìa xa cõi đời

Gắng sức đắp xây lại cho đất trời

Rừng cây bóng cao mênh mông vời vợi

Là chút tri ân tặng đến con người”

Công đức trồng cây

Trồng một cây xanh là gieo trồng cội phúc cho mình.

Trồng một cây xanh là gieo trồng cội phúc cho mình.

Công đức của việc trồng rừng rất lớn vì trồng rừng là giữ lại sự sống cho thế giới. Điều này cũng có ý nghĩa như bố thí thuốc men, tiền bạc, cơm gạo, thả phóng sinh chim, cá,...

Có thể những Kinh điển, những kinh sách của đạo Phật từ trước tới nay không nói đến điều này vì lúc bấy giờ, việc phá rừng chưa nghiêm trọng. Nhưng ngày hôm nay, việc phá rừng đã diễn ra tràn lan đến mức báo động thì việc trồng rừng là điều hết sức quan trọng. Chúng ta phải có thái độ với việc phá rừng, phải thấy đó là tội ác chống nhân loại.

Rất tiếc, hiện nay nhiều người chưa ý thức đúng mức điều đó. Ngay đến những nhà lãnh đạo trong nước và thế giới cũng chưa thấy được mức độ nguy hiểm của việc phá rừng nên chưa triệt để trừng trị những kẻ phá rừng. Chừng nào những vị lãnh đạo của các nước trên thế giới hiểu được phá rừng là tội ác chống nhân loại, chừng đó họ mới có ý thức mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ rừng.

Hiện nay, họ chỉ thấy tội ác chống nhân loại ở việc cầm súng bắn giết con người. Họ không ngờ những người cầm cưa máy vào rừng cũng là những người chống nhân loại. Vì thế, rừng sẽ còn tiếp tục bị tàn phá và sự sống của con người còn tiếp tục bị đe dọa. Theo Nhân quả, người siêng năng trồng cây xanh sẽ là người giàu có, người chặt phá cây rừng sẽ là người nghèo khó.

Ông bà ta đã từng nói: "Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá". Những người phá rừng cuối cùng sẽ phải chịu số phận thê thảm, đau khổ vô cùng.

Người siêng năng trồng rừng sẽ gặp may mắn, giàu có, trồng một cây xanh là gieo được một cội phúc cho mình.

Voi mang thai mất mạng vì ăn trái cây nhồi pháo

Nên nếu ta trồng nghìn nghìn cây xanh cho đời là ta đã gieo được nghìn nghìn cái cội phúc cho mình, nên cái Nghiệp trồng cây xanh tạo nên cái Phước rất lớn. Do đó Phật tử dù là người không biết trồng cây, không biết trồng rẫy cũng phải tìm mọi cách trồng nhiều cây xanh. Mua đồi hoang, đất trống và góp tiền với nhau để trồng rừng, gieo trồng cội phúc cho mai sau.

Trồng một cây xanh là gieo trồng cội phúc cho mình.

Ta trồng cây xanh, để bảo vệ ươm màu xanh cho trái đất, tạo không khí tốt lành, tạo cho trái đất này. Nên một cây xanh mọc lên là một cội phúc ta gieo đến cho đời và ta gieo đến cho ta.

Trong đời ai chưa một lần trồng được một cái cây vươn lên thì phải hiểu rằng cuộc đời mình rất bất hạnh.

Người cả đời không trồng được một cây xanh nào thì phải hiểu đời mình sau này sẽ khô khan, nắng nóng không có bóng mát. Đời mình sẽ có nhiều vất vả ở tương lai.

Cho nên dù kinh doanh, buôn bán hay làm nghề gì đó thì cũng phải tìm cách có một chỗ nào đó để trồng một cây xanh cho đời. Hễ có cây xanh mình trồng mọc lên thì nên biết cội phúc của mình được gieo xuống.

Còn người nào mà cưa cây, phá cây thì kết cục là sẽ nghèo khó.

Đạo Phật nằm ở tâm con người chứ không nằm ở hình thức. Đạo Phật chỉ tồn tại khi con người biết sống vị tha, thương yêu lo lắng cho nhau chứ không tồn tại nhờ những ngôi chùa to mà bên trong Tăng Ni không hòa hợp. Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng xây những ngôi chùa to là có nhiều công đức. Trồng rừng mới là việc đem lại nhiều công đức lớn cho thế giới này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Tìm hiểu tứ đại thần thú – tứ đại hung thú trong truyền thuyết

Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Tứ đại thần thú: Huyền Vũ (Thuỷ) Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền...