Chuyển đến nội dung chính

Bàn ghế quý hiếm giá 3 tỷ đồng của đại gia Việt

 Những bộ bàn ghế này được làm từ loại gỗ nu quý hiếm hoặc được làm từ ngọc quý. Chúng có giá siêu đắt đỏ, chỉ những đại gia lắm tiền, chịu chơi mới mua nổi.

Bộ bàn ghế gỗ nu quý hiếm, dát vàng, giá gần 3 tỷ

Tại một triển lãm sinh vật cảnh ở Hà Nội, bộ bàn ghế "Cửu Lân quần tụ" của một xưởng đồ gỗ đến từ Nghệ An thu hút sự chú ý của nhiều người vì thiết kế đặc biệt và những chi tiết được chạm trổ cầu kỳ, lạ mắt.

Nhân viên của xưởng gỗ này cho biết, "Cửu Lân quần tụ" được làm từ gỗ nu kháo - một loại gỗ khá đặc biệt, thuộc dòng quý hiếm. Từ những u cục sần sùi với hình dạng khùm khoằm, được hình thành từ thân gỗ kháo và các phần gỗ nguyên khối, xưởng đã chế tác nên bộ bàn ghế với 9 món gồm bàn, ghế, chân đôn, tượng...

Bộ bàn ghế được dát vàng nhiều chi tiết. Để cho ra đời bộ bàn ghế “Cửu Lân quần tụ”, có 5 nghệ nhân tham gia làm kỳ công gần 1 năm. Bộ bàn ghế này đang được phát giá tới 2,8 tỷ đồng.

Bàn ghế quý hiếm giá 3 tỷ đồng của đại gia Việt
Bộ bàn ghế gỗ nu 'Cửu lân quần tụ'

Bàn ghế 'khủng' bằng ngọc quý ở Ninh Bình, Hà Nội

Bộ bàn ghế gồm 8 món được làm bằng ngọc đang được nhiều thượng khách quan tâm. Song để sở hữu bộ bàn ghế này, khách phải bỏ ra 1,6 tỷ đồng. Anh Tuấn (Ninh Bình, chủ nhân bộ bàn ghế) cho PV Dân Trí biết, nguyên liệu để tạo ra siêu phẩm này là ngọc Hoàng Long có nguồn gốc ở Myanmar. Thời gian hoàn thiện bộ bàn ghế rơi vào khoảng 8 tháng. Bộ bàn ghế được chế tác vừa bằng tay vừa bằng máy và ghép lại với nhau bằng mộng sắt và keo chịu lực.

Một bộ bàn ghế khác ở Hà Nội cũng được làm từ ngọc Hoàng Long đang gây được chú ý của nhiều người. Bộ bàn ghế này gồm 5 món, với 1 chiếc bàn dài, 1 bàn ngắn, 1 ghế dài và 2 ghế đơn. Chủ nhân cho biết, tác phẩm này được chế tác từ hàng chục tấn ngọc Hoàng Long, nhập từ Iran. Phải mất hơn 6 tháng, những người thợ mới hoàn thành được sản phẩm.

Để tăng thêm sự sang trọng và cuốn hút, các nghệ nhân đã dành nhiều thời gian để chế tác những họa tiết trang trí cầu kỳ cho bộ bàn ghế. Bộ bàn ghế ngọc Hoàng Long này đang được bán với giá 950 triệu đồng.

Hoa đào len sợi độc lạ, giá chục triệu vẫn khó mua chơi Tết

Do được làm thủ công, nhìn khá mới lạ, độc đáo lại bền màu, bảo quản chơi được lâu nên những năm gần đây, hoa móc bằng sợi cotton được nhiều người chuộng mua về trang trí hoặc làm quà biếu tặng. Từ bàn tay khéo kéo, tỉ mỉ, những sợi len dài đã biến thành tác phẩm hoa đào, hoa mai nghệ thuật. Song, dịp Tết Nguyên đán này, để mua được loại hoa làm từ len sợi này không phải dễ.

Bàn ghế quý hiếm giá 3 tỷ đồng của đại gia Việt
Hoa đào len sợi đẹp mắt. (Ảnh: Nhật Thanh)

Hoa có rất nhiều giá, tùy theo độ cầu kỳ, phức tạp của mỗi sản phẩm, dao động từ 900.000-15.000.000 đồng/bình. Dịp Tết này, những chậu hoa đào, hoa mai cao khoảng 80cm, có giá từ 2-5 triệu đồng/chậu được rất nhiều người lựa chọn.

Giỏ hoa bằng ngọc quý, nặng 1,5 tấn, giá gần 700 triệu đồng

Dân Trí cho biết, một giỏ hoa Tết khổng lồ có chiều cao 2,8m, nặng 1,5 tấn, đang được rao bán ở Hà Nội với giá gần 700 triệu đồng. Tác phẩm được làm từ ngọc Hoàng Long và chế tác hoàn toàn thủ công.

Anh Phúc (Hà Nội), chủ nhân giỏ hoa, thông tin, siêu phẩm này được tạo thành từ một viên ngọc quý, nguyên khối nặng 8 tấn có nguồn gốc từ Iran. Giỏ hoa được làm trong 3 tháng với 6 tay thợ lành nghề. Các chi tiết trên giỏ hoa được thiết kế tỉ mỉ, chỉn chu, trông giống như thật. Ngoài tạo tác tinh xảo, đẹp mắt, giỏ hoa còn thể hiện nhiều mong muốn của chủ nhân, nổi bật nhất chính nhất là hàm ý "hoa khai phú quý", nghĩa là cuộc sống giàu sang, no đủ, công việc thuận buồm xuôi gió.

Đu đủ bonsai dáng siêu lạ, hút khách sành chơi dịp Tết

Những cây đu đủ bonsai có dáng siêu lạ, quả mọc chi chít từ gốc đến ngọn đang là mặt hàng hút khách trong dịp Tết Nguyên đán. Giá cho mỗi gốc đu đủ bonsai từ 4-18 triệu đồng, tùy thuộc vào kích cỡ, dáng thế.

Bàn ghế quý hiếm giá 3 tỷ đồng của đại gia Việt
Đu đủ bonsai có quả mọc chi chít từ gốc tới ngọn (Ảnh: Dân Trí)

"Một cây đu đủ bonsai đẹp là phải đáp ứng được 3 yếu tố. Thứ nhất là quả phải tròn, đều, chảy từ gốc cho đến ngọn. Trên ngọn thì phải có 3 - 4 bông hoa, lá xanh đều, tán rộng. Còn gốc thì dù có uốn lượn thế nào cũng phải quay về tâm chậu" - anh Hoàng Đình Chính, chủ vườn đu đủ ở Văn Giang (Hưng Yên) kể. Anh Chính còn tiết lộ, đu đủ là dòng cây giữ quả khá lâu, thượng khách có thể chơi từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch.

Loại gạo đặc biệt đắt gấp 10 lần gạo thường, nấu lên thơm lừng

Nếu như nhiều người đã quen với các loại gạo phổ thông chỉ có giá từ 12.000-15.000 đồng/kg thì giá của loại gạo đặc biệt này đắt gấp gần 10 lần và được coi là một trong những loại gạo đắt nhất Việt Nam hiện nay.

Loại gạo đặc biệt này là gạo tám thơm bao tử. Theo báo Dân Việt, loại gạo này có đặc điểm hạt thon nhỏ, hơi xanh, hương thơm dịu, giá từ 105.000-110.000 đồng/kg. Gạo này khi nấu thành cơm rất mềm, vị đậm, đặc biệt là rất thơm. Khi để nguội, cơm vẫn giữ được độ mềm và mùi thơm, ngon hơn rất nhiều so với các loại khác. Để đảm bảo chất lượng gạo ngon nhất, toàn bộ lúa sẽ được gặt non và gặt thủ công, phơi thủ công.

Cây lạ có 5 thân, lá đột biến của đại gia Hà Nội

Anh Đinh Văn Tuấn (ở xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội) - chủ nhân tác phẩm sanh cổ dáng làng - cho biết trên Dân Việt, cây sanh này rất đặc biệt, lá của nó như một kiểu đột biến. Cây có 5 thân nhưng lại rất côn rụt nhìn như một cây cổ thụ thu nhỏ.

Bàn ghế quý hiếm giá 3 tỷ đồng của đại gia Việt
Cây sanh có 5 thân, lá đột biến (Ảnh: Dân Việt)

Cây sanh có tuổi đời trên 100 năm, nguồn gốc ở Bát Tràng. Cây cao khoảng 90cm, bệ rễ gần 1m và bông tán dài hơn 1,5m; bệ rễ già cỗi, nổi cục và nổi rất nhiều địa y (mốc trắng). Theo anh Tuấn, cây sanh này phải được định giá gần 10 tỷ đồng.

Độc đáo: Lấy lửa vẽ tranh, bán hàng triệu đồng mỗi bức

Được sáng tác bằng chất liệu độc đáo, đẹp mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế, tranh bút lửa trở thành sản phẩm nghệ thuật hấp dẫn, mang đậm dấu ấn văn hóa của TP. Đà Lạt (Lâm Đồng).

Tranh bút lửa thường được vẽ trên loại gỗ tốt, mịn, trắng, không bị nứt, có mùi thơm. Một trong những bí quyết và cũng là thách thức khi vẽ tranh bút lửa là phải làm chủ được được sức nóng của ngòi bút, bởi chỉ cần chút sơ sẩy, ngọn lửa sẽ phá hỏng cả bức tranh. Loại tranh này có giá hàng triệu đồng mỗi bức.

Hạnh Nguyên(Tổng hợp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Tìm hiểu tứ đại thần thú – tứ đại hung thú trong truyền thuyết

Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Tứ đại thần thú: Huyền Vũ (Thuỷ) Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền...