Chuyển đến nội dung chính

Trầm hương Mộc Thủy - Đem "hồn trầm" đi đến muôn nơi

 Không phải ngẫu nhiên mà Trầm Hương là một trong 3 tam bảo của cõi Niết Bàn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trầm vẫn đồng hành cùng văn hóa tâm linh Việt.

Từ nốt trầm u tịch trong lăng tẩm của chúa Nguyễn xưa đến hương thơm ngào ngạt nơi đình chùa ngày nay, trầm là một phần không thể thiếu trong văn hóa tín ngưỡng xứ An Nam. Yêu trầm, và khát khao mang trầm đến gần hơn với muôn nơi, Trầm Hương Mộc Thủy vẫn đang nỗ lực từng bước thực hiện ước mơ.

Trầm hương Mộc Thủy - Đem “hồn trầm” đi đến muôn nơi1. Trầm hương - nơi hội tụ tinh hoa của nhật nguyệt

Trầm hương là chất gỗ quý giá được hình thành trong thân cây dó bầu. Cũng giống như quá trình con trai nhả ngọc - quá trình cây dó bầu ngưng tạo chất hương tinh quý cũng là một hành trình đau đớn và kỳ diệu. Cây bầu bị sét đánh, gió quật đổ, sâu kiến xâm hại,... đau xót tiết ra nhựa nóng bao bọc lấy, cô lập vùng bị tổn thương và đông kết thành trầm.

Trải qua hàng chục, hàng trăm năm, nhựa cây mới thấm sâu vào trong từng tấc gỗ. Hương của trầm là mùi hương của tinh hoa trời đất, của núi rừng ban sơ.

2. Ba loại trầm hương chỉ dân sành mới biết

Không giống những thông tin thường được đưa bởi báo, đài truyền thông, trầm hương được chia ra làm nhiều loại với những đặc tính khác biệt. Dẫu còn nhiều tranh cãi, đa số giới sành trầm đều ủng hộ chia trầm thành 3 loại gồm:

2.1. Kỳ Nam - cực phẩm trầm hương thượng hạng

Kỳ Nam chỉ được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam - nơi có khí hậu và môi trường sống đặc biệt. Chỉ có đất và nước của vùng Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi,... mới cho ra những tấc gỗ có giá trị liên thành được mệnh danh là bảo vật kỳ diệu của phương Nam (Kỳ Nam).

Kỳ Nam đặc biệt hiếm quý vì giữa hàng ngàn cây dó bầu, chỉ có một cây có được Kỳ. Khác với trầm, Kỳ Nam được chia riêng thành 4 loại gồm:

+ Hắc kỳ: Chất gỗ rắn chắc, có màu đen và cứng. Khi đốt, Hắc Kỳ tỏa ra hương ngọt the đánh mạnh vào khứu giác. Hương Hắc Kỳ mê hoặc, lâu tan trong không khí.

+ Thanh Kỳ: Thanh Kỳ Nam có màu hơi ngả sang xanh lục, mật độ dầu vừa phải. Khói thanh kỳ có màu xanh nhạt, vị ngọt. Nếm thử Thanh Kỳ sẽ cảm nhận rõ 4 vị chua, đắng, cay và ngọt tan dần ở nơi đầu lưỡi.

+ Bạch Kỳ: Bạch Kỳ có màu trắng đặc trưng, chất gỗ mềm và đặc biệt nhiều dầu. Khi đốt, bạch kỳ tỏa ra làn khói hơi xanh nhẹ, lan tỏa nhanh và lưu hương lâu trong không khí.

+ Hoàng Kỳ (hay Huỳnh Kỳ) - loại cực phẩm kỳ nam thường được dùng cho cung điện của vua chúa thời xưa. Huỳnh Kỳ có màu hơi vàng, đẹp như hổ phách, chất gỗ nặng cứng và chìm trong nước. Gặp lửa, Huỳnh Kỳ sẽ cuộn làn khói của mình bay thẳng cao vút lên trời rồi mới lan tỏa ra xung quanh.

Trầm hương Mộc Thủy - Đem “hồn trầm” đi đến muôn nơi2.2. Trầm - Trầm hương hạng nhì

So với Kỳ Nam, Trầm hương dễ được bắt gặp hơn trong tự nhiên. Trầm là phần tinh túy trong cây dó bầu được khai thác khi đã đủ tuổi. Giới sành trầm chi trầm ra làm 5 loại gồm Hoàng Trầm, Giác Trầm, Hoàng Lạp Trầm, Kê cốt hương và Tiến Hương.

Trầm hương có trọng lượng riêng lớn, chìm trong nước. Khi đưa lên nếm thử, vị cay tê nồng nàn lan tỏa nơi đầu lưỡi sẽ khiến người mãi không quên. Gặp lửa, khói trầm cuộn tròn rồi lan tỏa trong bầu không, vương vấn lòng người.

2.3. Tốc - Trầm hương bình dân

Vì là trầm hương bình dân, tốc trầm chỉ chứa hàm lượng tinh dầu thấp. Khi đốt, tốc chỉ cho mùi hương thoang thoảng, không ngào ngạt như Kỳ Nam hay Trầm hương. Tuy nhiên, đổi lại, giá trị của trầm tốc nằm ở chất gỗ rắn chắc, bóng bẩy, không bị bào mòn bởi thời gian. Xét về mặt y học và phong thủy, tốc trầm vẫn là sự lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu tìm hiểu về trầm hay không sở hữu ngân sách lớn.

3. Công dụng của trầm hương ít người biết

Công dụng thần thánh của Trầm hương được giới sành trầm biết đến, xong có lẽ, ít ai biết được những công dụng đặc biệt của trầm hương sau đây:

+ Hướng an yên, chữa lành cho tâm hồn: Hương đạo xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ 15 rồi lan sang các nước châu Á và Trung Đông. Hương Trầm được cho là 1 trong tam bảo Phật giáo - hương của cõi niết bàn - giúp người chữa lành tâm hồn con người, mang trái tim đến những bến bờ an yên.

+ Làm dược liệu: “Thọ thiên địa chi khí, tẩy vũ trụ chi trược, giáng khí trừ đàm, thiện trị phế phủ, chỉ tả bổ dương, thị là thế thượng trân chi giả...”, là đoạn tóm tắt y lý của trầm hương trích trong sách gia truyền của cung đình nhà Nguyễn, tạm dịch: “Tích tụ khí thiêng của trời đất, tẩy trừ mọi thứ ô uế trong không gian, có tác dụng giáng khí trừ đờm, chữa các bệnh thuộc phế phủ, chữa các bệnh về tiêu hóa, bài tiết, thận và tim mạch (chỉ tả bổ dương - nghĩa rộng), chính là thứ trân quý nhất”… Trầm hương có tính ôn, vì thế được trọng dụng trong Đông Y, giúp đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, chủ trị các bệnh ảnh hưởng đến ngũ tạng, các chứng khó tiêu và bệnh lý đường ruột.

+ Mỹ phẩm: Tương truyền Võ Tắc Thiên xưa giữ được vẻ ngoài tươi trẻ dù đã qua tuổi lục tuần nhờ sử dụng trầm hương như một phương thức giữ gìn thanh xuân. Công nghệ hiện đại cũng tách tinh dầu trầm và sử dụng làm hương liệu điều chế mỹ phẩm phục vụ nền công nghiệp làm đẹp.

+ Thanh tẩy ô uế: Trong phong thủy, đất tìm được trầm tất chứa long mạch, nơi tìm được Kỳ Nam tất phải là long nhãn. Trầm được sinh ra chính là nhờ quy tụ linh khí của trời đất, tinh hoa của Nhật Nguyệt - vì thế nó có tác dụng tẩy uế, xua đuổi năng lượng tiêu cực, giúp người buôn bán may mắn, người học hành được đỗ đạt, thuận lợi. Xông trầm đúng cách giúp xua tan chướng khí, bổ sung vượng khí, giúp gia chủ được may mắn phát đạt.

Trầm hương Mộc Thủy - Đem “hồn trầm” đi đến muôn nơi

Hiểu về cuộc đời và công dụng của Trầm, trầm hương Mộc Thủy vẫn đang nỗ lực từng bước trên hành trình mang Trầm hương xứ Huế đi đến muôn nơi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Tìm hiểu tứ đại thần thú – tứ đại hung thú trong truyền thuyết

Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Tứ đại thần thú: Huyền Vũ (Thuỷ) Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền...