Chuyển đến nội dung chính

Cận cảnh 3 cây sưa đỏ chết khô chuẩn bị chặt hạ bên hồ Gươm

 

Theo dự kiến, ngày 18.4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội (BQL - thuộc UBND Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ tổ chức chặt 3 cây sưa đỏ đã chết bên bờ hồ Gươm để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách đến khu vực này.

Báo cáo được UBND Q.Hoàn Kiếm gửi Sở Xây dựng Hà Nội thể hiện, bên bờ hồ Gươm, khu vực đối diện ngã ba Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng có 1 cây sưa đỏ đường kính 59 cm, cao 10 - 12 m. Cây sưa này bị chết từ năm 2019.

Cận cảnh 3 cây sưa chết khô chuẩn bị chặt hạ bên hồ Gươm - Ảnh 1.

Cây sưa chết khô ở khu vực có rất đông du khách tham quan

ĐÌNH HUY

Hai cây sưa đỏ khác cũng đã chết khô, ở khu vực gần đồng hồ hoa Thụy Sĩ (góc đường Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay), có đường kính 35 - 40 cm, cao 5 - 10 m.

Theo ghi nhận của Thanh Niên, 3 cây sưa chết khô gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nếu cây gãy đổ khi có mưa bão. Sau khi khảo sát, BQL đã đề nghị UBND Q.Hoàn Kiếm cho phép chặt hạ 3 cây này vào ngày 18.4.

Sưa đỏ là cây gỗ quý thuộc nhóm 1A (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng nên nhiều người săn tìm nó với mong ước đổi đời. Thậm chí, có thời điểm người ta còn thu mua cả lá, rễ cây với giá hàng vài triệu đến vài chục triệu đồng/kg.

Các loại gỗ trong nhóm này thường dùng làm đồ mỹ nghệ, gỗ lạng, hàng mộc chạm khảm, ván sàn đặc biệt... Ở một số nơi, gỗ sưa đỏ còn được gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc.

Cận cảnh 3 cây sưa chết khô chuẩn bị chặt hạ bên hồ Gươm - Ảnh 2.

Sưa đỏ là cây gỗ quý thuộc nhóm 1A (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại)

ĐÌNH HUY

Cận cảnh 3 cây sưa chết khô chuẩn bị chặt hạ bên hồ Gươm - Ảnh 3.

Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng

ĐÌNH HUY

Cận cảnh 3 cây sưa chết khô chuẩn bị chặt hạ bên hồ Gươm - Ảnh 4.

3 cây sưa bên hồ Gươm đều đã chết cách đây vài năm

ĐÌNH HUY

Theo BQL, khu vực quanh hồ Gươm và vườn hoa Lý Thái Tổ có 45 cây sưa đỏ quý hiếm

ĐÌNH HUY

Cận cảnh 3 cây sưa chết khô chuẩn bị chặt hạ bên hồ Gươm - Ảnh 6.

BQL đã đề nghị UBND Q.Hoàn Kiếm cho phép chặt hạ 3 cây này vào ngày 18.4

ĐÌNH HUY

Cận cảnh 3 cây sưa chết khô chuẩn bị chặt hạ bên hồ Gươm - Ảnh 7.

Các cây sưa được cho là đã hơn 100 năm tuổi

ĐÌNH HUY

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Tìm hiểu tứ đại thần thú – tứ đại hung thú trong truyền thuyết

Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Tứ đại thần thú: Huyền Vũ (Thuỷ) Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền...