Chuyển đến nội dung chính

Càng bao dung bao nhiêu, càng hưởng phúc lớn bấy nhiêu

Càng bao dung bao nhiêu, càng hưởng phúc lớn bấy nhiêu
Trong thế gian, phàm là người thành tựu được việc lớn thì đều phải có lòng dạ bao la giống như biển cả.
Nước được xem là biểu tượng của lòng bao dung vĩ đại, bất luận là ân oán, đúng sai, vô luận là giọt nước ở sông lớn hay dòng suối nhỏ. Như Lâm Tắc Từ một vị tướng nhà Thanh đã nói:“Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại, bích lập thiên nhận, vô dục tắc cương”. Nghĩa là, biển lớn dung nạp trăm nghìn sông, bởi tấm lòng bao dung mới có thể trở nên vĩ đại, vách núi nghìn trượng sừng sững, vì không mang dục vọng mới có thể trưởng thành.
Thời xưa, có một vị hòa thiền sư tu hành ở một ngôi chùa nằm trên ngọn núi. Một đêm, ông đi tản bộ trong rừng. Dưới ánh trăng, ông đột nhiên ngộ ra một điều gì đó nên trong lòng rất vui sướng. Ông liền hân hoan trở về chùa. Nhưng vừa về đến chùa thì ông phát hiện một tên trộm đến chùa trộm đồ.
Tên trộm sau một hồi tìm kiếm, đã không tìm được vật gì để lấy cả. Anh ta vừa quay trở ra thì gặp vị thiền sư. Vốn dĩ, vị hòa thiền sư đã đứng im lặng chờ ở ngoài cửa được một lúc mà không vào vì ông sợ làm kinh động đến tên trộm kia. Ông đã sớm biết rằng tên trộm kia sẽ không thể tìm được thứ gì để mà lấy đi, cho nên ông đã cởi sẵn chiếc áo khoác và cầm trên tay.
Tên trộm vừa ra cửa thì kinh ngạc nhìn thấy vị thiền sư, thiền sư nói:“Ngươi đã phải đi từ xa đến đây thăm ta, dù sao thì cũng không thể để ngươi tay không mà ra về được. Đêm đang lạnh, ngươi hãy mặc chiếc áo này vào mà đi!”. Nói xong, thiền sư liền khoác chiếc áo của mình cho tên trộm. Tên trộm bất giác không biết làm sao liền cúi đầu đi vội.
Thiền sư nhìn thấy bóng dáng của tên trộm đi dưới trăng rồi biến mất vào trong rừng, không khỏi cảm khái mà thốt lên rằng:“Thật đáng thương! Chỉ mong ta có thể tặng cho hắn một vầng trăng sáng!”. Hòa thượng nhìn tên trộm đi khuất liền vào trong phòng, để trần như vậy mà tọa thiền.
Ngày hôm sau, vị thiền sư thấy chiếc áo khoác của mình được để ở ngoài cửa một cách ngay ngắn, chỉnh tề, trong lòng không khỏi bùi ngùi xúc động. Ông mừng rỡ tự nói:“Cuối cùng thì ta cũng đã tặng được cho hắn một vầng trăng sáng”.
Trong kinh Phật từng nói:“Chỉ một ý niệm cũng khiến hoàn cảnh thay đổi”.Khổng Tử cũng nói:“Khoan dung thì được lòng mọi người”. Cho nên, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ hay chỉ một nụ cười thôi đã đủ để khiến cho người xấu quay đầu hướng thiện.
Dung lượng lớn nhỏ, từ góc độ của con người mà nói, chính là tấm lòng độ lượng. Có câu thơ rằng“Tướng quân ngạch thượng khả tẩu mã, tể tướng đỗ lý năng xanh thuyền”, nghĩa là: trán tướng quân có thể phi ngựa, bụng thừa tướng có thể chèo thuyền. Người có tấm lòng khoan dung rộng mở được nhiều người yêu mến, vậy nên trong đối nhân xử thế chúng ta nên mở rộng tấm lòng sống khoáng đạt, bao dung rộng lượng.
Trong lịch sử, có rất nhiều bậc anh tài, tướng tài vì bao dung mà làm thành được việc lớn. Bào Thúc Nha biết rõ và quý trọng nhân tài, không so đo tính toán hiềm khích cũ mà bao dung tiến cử Quản Trọng. Lạn Tương Như hiểu được tầm quan trọng của sự hợp tác, nên ba lần bảy lượt né tránh và bao dung cho sự khiêu khích ngang nhiên của Liêm Pha.
Gia Cát Lượng khéo dùng sách lược thuyết phục mà “bảy lần bắt, bảy lần tha” Mạnh Hoạch, người một mực không phục ông. Lý Thế Dân bao dung hết thảy những khuyên ngăn thẳng thắn thậm chí đôi khi mạo phạm thánh giá của Ngụy Trưng. Chính bao dung đã thành tựu cho sự huy hoàng của họ, càng thúc đẩy sự phát triển của lịch sử loài người.
Đại Kỷ Nguyên bàn:
Biển rộng mênh mông không bờ không bến, không có giới hạn, là bởi nó không cự tuyệt bất kỳ một giọt nước nào. Núi có thể đứng cao sừng sững vạn trượng, là bởi nó không từ chối dẫu chỉ một hòn đá nhỏ.
Bao dung có thể làm lay động được người khác, khoan dung tha thứ như dòng nước mát, tưới nguội đi ngọn lửa hận thù. Tha thứ không phải là nhu nhược, khiếp sợ. Tha thứ là tự đặt mình ở một vị thế cao hơn. Từ bi là dùng thiện lương để bao dung lấy tất cả, trước nhất là bao dung chính mình. Thiện lương là phương thuốc thần hoá giải mọi oán hờn, thù hận. Một lời thiện lương có thể khiến lòng người chấn động, trời xanh phải đổ lệ.
Từ tấm lòng khoan dung của một người, có thể nhìn thấy được thành tựu của người đó. Có tấm lòng khoan dung lớn bao nhiêu thì hưởng phúc lớn bấy nhiêu, có lòng khoan dung lớn bao nhiêu thì thành tựu sự nghiệp lớn bấy nhiêu. Phúc báo và sự nghiệp ở đây, không chỉ là vinh hoa phú quý, quan to lộc hậu mà người thường nói đến, cũng không chỉ là thanh danh hiển hách của một đời một kiếp này, mà còn để tiếng thơm ngàn đời.
Chân Tâm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Tìm hiểu tứ đại thần thú – tứ đại hung thú trong truyền thuyết

Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Tứ đại thần thú: Huyền Vũ (Thuỷ) Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền...