1. Cơ sở pháp lý:
- Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Nghị định 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội ; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 như sau: “Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.”
Như vậy, bạn trưng bày kiếm/đao kim loại trong phòng khách cho hợp phong thủy thuộc trường hợp trưng bày vũ khí thô sơ.
Điều 14 Nghị định 25/2012/NĐ-CP về trường hợp sở hữu vũ khí thô sơ của cá nhân như sau: “Cá nhân chỉ được sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.”
Vậy, bạn có thể sở hữu vũ khí thô sơ khi sử dụng vào mục đích là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.
Do bạn sử dụng vũ khí nhằm mục đích trưng bày và số vũ khí đó chỉ nhằm mục đích trừng bày hợp phong thủy nên bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hiện nay pháp luật nghiêm cấm các hành vi mua bán vũ khí trái phép, chỉ có những đối tượng cụ thể mới có thể được mua bán vũ khí và phải được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu bạn tiến hành mua bán vũ khí tại các chợ tự phát trái phép thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Bạn cũng không thể tùy tiện bán vũ khí cho người khác, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Điều 15 Nghị định quy định: Việc trang bị vũ khí thô sơ phải đúng đối tượng quy định tại Điều 23 Pháp lệnh và Điều 13 Nghị định này. Bộ Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu của từng đối tượng (trừ các đơn vị Quân đội, Dân quân tự vệ) để cấp Giấy phép mua theo đúng chủng loại.
Theo đó, những đối tượng được mua bán vũ khí bao gồm:
- Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ.
- Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu, An ninh hàng không.
- Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; cơ quan thi hành án dân sự.
- Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.
- Thanh tra chuyên ngành thủy sản, lực lượng kiểm ngư.
- Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội.
- Câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao.
- Trung tâm giáo dục quốc phòng – an ninh.
- Các bảo tàng, hãng phim, đơn vị biểu diễn nghệ thuật.”
Nếu bạn đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán trái phép vũ khí thô sơ mà lại tái phạm thì bạn sẽ bị xử lí hình sự theo Điều 233 Bộ luật Hình sự 2003.
Tuy nhiên xét về mặt pháp luật bạn chưa phải là đối tượng được trang bị và có thể sử dũng vũ khí thô sơ, do đó bạn có khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Tại khoản 5, khoản 6 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì:
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vềan ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vềan ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;
b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.”
a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;
b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.”
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự
Nhận xét
Đăng nhận xét