Chuyển đến nội dung chính

Ý nghĩa chưng kiếm/đao phong thủy và những lưu ý khi sử dụng trấn trạch an gia

Ý nghĩa chưng kiếm/đao phong thủy và những lưu ý khi sử dụng trấn trạch an gia
Bảo kiếm/đao phong thủy có tác dụng trừ tà trấn trạch , vượng sự nghiệp , bảo hộ bình án, phá sát, tiễu trừ “âm, sát, bệnh, lao” nên rất thích hợp để trong phong thủy phòng làm việc. Khí thế nghiêm nghị và thanh thế vang dội của nó còn có thể vượng sự nghiệp, giành thế thượng phong trong kinh doanh.
Những lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn đọc đỡ bỡ ngỡ khi quyết định sử dụng vật phẩm phong thủy này.
  • Bảo kiếm ngũ hành thuộc Kim, có thể trấn trạch, trừ tà, hóa sát, nhưng muốn dùng phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và bát tự ngũ hành của chủ nhân để tránh Kim quá vượng, gây họa.
  • Bảo kiếm cũng có sát khí, tượng trưng cho quyền lực nên không phải ai cũng thích hợp để sử dụng, có thể thay thế bằng kiếm gỗ đào cho an toàn.
  • Sử dụng bảo kiếm trấn trạch an gia thì không nên tuốt kiếm khỏi vỏ vì sát khí có thể đả thương người khác, tốt nhất là kiếm phải có bao. Mặt khác, không nên trực tiếp đặt kiếm chúc đầu xuống, đối với gia đình ở tầng lầu rất không tốt. Nên đặt kiếm trên một khối gỗ hoặc miếng da thuộc để tính Mộc giảm bớt tính Kim hung hãn.
  • Mũi kiếm phải hướng ra ngoài để bảo toàn chính khí trong phòng, tiêu tai tránh ma quỷ. Đặt bảo kiếm ở văn phòng chú ý không cần hướng lên trên, đề phòng hứng chịu điềm xấu, hung họa.
  • Tối kị khi sử dụng bảo kiếm phong thủy là đặt ở vị trí tây Bắc. Tây Bắc là hướng Càn, ngũ hành Kim, đặt kiếm ở đây thì Kim vượng, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe, xuất hiện bệnh tật, vợ chồng bất hòa, công việc gặp tiểu nhân. Đặt ở phương Nam hoặc Đông, Đông Nam thích hợp hơn.
  • Phòng ốc âm u thiếu sáng, cửa sổ đối diện kiến trúc nhọn, lối rẽ có thể sử dụng vật phẩm phong thủy hóa sát bảo kiếm, nhưng phải nhờ tới thầy cao tay.
  • Nếu không thực sự hiểu và yêu thích thì không nên sử dụng kiếm cổ để trấn trạch trừ tà. Vì kiếm cổ đã có người từng sử dụng làm vũ khí nên sát khí rất mạnh, âm hồn không tan, dễ phát sinh chuyện xấu. Nếu là kiếm mới, cần phải phát ra ánh sáng nếu không sẽ tổn thương tới nguyên khí của trẻ nhỏ.
  • Có rất nhiều loại kiếm phong thủy như Thất Tinh kiếm, Đào hoa kiếm… công dụng chủ yếu để khắc chế sát khí. Cần chú ý, kiếm phong thủy không cần mài, thậm chí không nên mài, do kiếm sau khi mài sẽ rất sắc bén, dễ làm người khác bị thương. Kiếm chưa mài đã đủ để loại trừ âm linh rồi.
Trần Hồng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Chuyện bí ẩn ở "trận đồ trấn yểm" Tràng An - Kỳ 2: Vùng đất oan khiên

Theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.  Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết. Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An. Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp. Sông Sào Khê là đường thủy vào Tràng An Miệng hang Luồn, nơi ông Son phát hiện ra "trận đồ" Trấn Yểm.  Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi...