Chuyển đến nội dung chính

Tìm hiểu về tượng phật bà quan thế âm bồ tát và cách bày trí trong nhà từ chuyên gia phong thủy

Tìm hiểu về tượng phật bà quan thế âm bồ tát và cách bày trí trong nhà từ chuyên gia phong thủy
Đối với những phật tử chân chính thì việc thờ cúng tượng phật bà quan thế âm bồ tát không phải là điều xa lạ gì, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hết sự tính cũng như những thông tin liên quan. Vậy nên chúng tôi muốn chia sẻ với các phật tử những thông tin trong bài viết dưới đây.
Sự tích tượng phật bà quan thế âm bồ tát
Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni khi nói kinh Bi Hoa dạy rằng : Về thời quá khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời đó có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai hiểu được những đạo lý vô thượng, Vua và Thái tử phát tâm Bồ đề rộng lớn, nguyện tu những hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sinh.
Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường những thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả những món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt ba tháng. Nhờ vào nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát ra 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sinh, Ngài liền thành Phật có hiệu là A-di-Đa,ࠧ郡o chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng đã tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu chính là QUÁN-THẾ-ÂM cùng với Phật A-DI-ĐÀ tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực lạc.
Ý nghĩa tên gọi phật bà quan thế âm bồ tát
– Quán là quán xét, thấy nghe, biết được đối tượng rất rõ ràng
– Thế là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.
– Âm chính là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ tất cả mọi nơi đau khổ phát ra.
– Bồ Tát chính là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả mọi loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi những khổ đau ách nạn.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đạt đã được diệu quả Nhĩ căn viên thông vì thế quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột của tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sinh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Chính vì vậy gọi là Quan Thế Âm. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, vì thế trong kinh điển còn được gọi là Quán tự tại Bồ tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn Avalokitesvara có nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín và thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà tới cứu khổ. Mang an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt tới với mọi loài, nói cách khác là tình thương yêu trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của những bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên được gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.
Trong năm, có 3 lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát
Hằng năm phật tử ở khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát thật trang nghiêm vào những ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 trong tháng đều theo Âm lịch.
– Ngày 19/2 chính là vía quán thế âm đản sanh
– Ngày 19/6 chính là vía quán thế âm thành đạo
– Ngày 19/9 chính là vía quán thể âm xuất gia
Cách đặt tượng phật bà quan âm trong nhà không những liên quan tới vấn đề tâm linh, mà còn ảnh hưởng tới phúc lộc của gia chủ. Theo phong thủy thì khi đặt tượng phật tại gia cần tuân theo các quy tắc nhất định.
Đối với những Phật tử thì việc thờ Phật Bà Quan Âm tại gia để cầu mong sự bình yên, phúc lành cho gia đạo. Nhưng để việc thờ Phật Bà thật sự mang tới may mắn, phúc lộc cho gia chủ thì những cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà cần hợp phong thủy. Đặc biệt cần tránh một số hướng kiêng kỵ để không ảnh hưởng tới vận khí trong gia đình.
Tư vấn cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà chuẩn phong thủy
Để cách đặt tượng phật bà quan âm trong nhà mang lại vận may và tài lộc thì gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Không nên đặt tượng Phật Bà cùng với những thần phật khác như Quan Đế hay Thổ Địa vì sẽ không mang tới may mắn, phước lành.
  • Không quay tượng Phật Bà về những hướng như: nhà vệ sinh, phòng ngủ hoặc phòng ăn. Vì đây đều là một số khu vực không yên tĩnh và thanh tịnh. Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà thích hợp nhất là ngay giữa nhà, gian thờ phật, hướng về phía cửa chính.
  • Lễ vật cúng Bà chính là hoa tươi và trái cây, tuyệt đối không được cúng đồ mặn.
  • Lưu ý giữ bàn thờ Phật phải luôn sạch sẽ, trang nghiêm, thường xuyên thắp nhang để cầu phúc phận cho gia đạo.
Lưu ý khi đặt tượng phật trong nhà
Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà hợp phong thủy vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng tới phúc lộc của cả gia đình. Ngoài ra, trong việc thờ cúng và thỉnh tượng Phật Bà cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
  • Chuẩn bị thật kĩ trước bàn thờ và cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm với các vị trí trong nhà trước khi thỉnh tượng.
  • Nên chọn tượng trong cửa hàng chuyên bán tượng thờ, uy tín. Gia chủ và gia đạo có thể thỉnh tượng trực tiếp về nhà hay gửi ở chùa để nhờ sư thầy làm phép.
  • Không nên mua bán tượng thờ dựa trên lời truyền miệng nhằm tránh bị kẻ xấu lợi dụng bán tượng không rõ về nguồn gốc với giá cao.
  • Chọn tượng có kích thước thích hợp với trang thờ tạo sự hài hòa
  • Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong nhà cũng như những cách chọn tượng đều quan trọng. Khi các bạn thờ cúng Phật trời cần tuân thủ một số quy tắc thuộc về tâm linh, phong thủy để tránh ảnh hưởng xấu tới gia đạo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cây trầm hương để làm gì? Công dụng và ý nghĩa

  (PR) - Có lẽ đối với nhiều người thì trầm hương đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên công dụng cũng như ý nghĩa của trầm hương thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết này, Thiên Mộc Hương sẽ đem đến những lời giải đáp chính xác dành cho bạn về cây trầm hương để làm gì, công dụng, ý nghĩa của trầm hương cũng như là cách   phân biệt 4 loại trầm phổ biến   nhé! Giúp bạn giải đáp thắc mắc cây trầm hương để làm gì? Trầm hương là gì? Trầm hương là phần gỗ được hình thành bên trong cây dó bầu khi cây tiết ra nhựa để chống lại vết thương trong thời gian dài. Nhiều người sử dụng thuật ngữ cây trầm hương để chỉ những cây dó bầu đã tạo ra trầm. Trầm thường có màu sắc đen hoặc nâu sẫm, nâu xám. Nó có vị hơi cay và tỏa mùi hương thơm, dễ chịu, nhẹ nhàng khi đốt lên. Nếu như là loại trầm tốt thì khi ngửi trực tiếp bạn sẽ không thấy mùi hắc. Trầm hương có thời gian rất dài để hình thành, có thể là vài năm cho đến vài chục năm hoặc thậm chí, còn có một số loại trầm mất khoảng vài trăm năm để hình thàn

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oán củ

Chuyện bí ẩn ở "trận đồ trấn yểm" Tràng An - Kỳ 2: Vùng đất oan khiên

Theo truyền thuyết, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ thảm sát khủng khiếp 1.000 năm trước.  Ông Nguyễn Văn Son, đã sinh ra và gắn bó với làng cổ Tràng An (Ninh Bình) 60 năm nay, nên không chuyện gì ở ngôi làng này mà ông không biết. Ngày bé, bên bếp lửa hồng, các cụ già thường kể chuyện về Đinh Tiên Hoàng cưỡi trâu giương cờ lau tập trận. Bây giờ, ông Son vẫn giữ cuốn sách “Ngọn cờ lau lịch sử” đã xuất bản từ ngót trăm năm nay và coi đó là vật báu. Cuốn sách hé lộ nhiều thông tin thú vị, quan trọng về Tràng An. Ông Son đã thuộc từng quèn núi, từng hang động, vách đá và ông rất chú tâm tìm hiểu địa hình thực tế với mô tả trong sách vở. Các thông tin trong sách vở rất khớp với thực tế, nên từ lâu, ông Son đã tin rằng, vùng đất này chính xác là nơi vua Đinh Bộ Lĩnh dựng nghiệp. Sông Sào Khê là đường thủy vào Tràng An Miệng hang Luồn, nơi ông Son phát hiện ra "trận đồ" Trấn Yểm.  Giai đoạn từ năm 1991 đến 2000, khi ông Son là trưởng thôn Tràng An, rồi