Chuyển đến nội dung chính

Ý nghĩa bộ tranh tứ Quý: Tùng-Cúc-Trúc-Mai

Bộ tranh Tứ Quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai) là bốn loài cây tượng trưng cho bốn mùa trong năm, đồng thời dân gian Trung Quốc tin rằng bốn loài cây này ẩn chứa những khí chất của người quân tử cần học hỏi, lấy đó làm gương răn mình.
Mặc dù số 4 ít được người Trung Quốc sử dụng vì phát âm giống chữ “tử” (chết) nhưng số bốn lại rất phổ biến trong tự nhiên như bốn phương, tứ linh, tứ quý, tứ dân… trong những đề tài trước chúng ta đã tìm hiểu về đề tài Tứ Linh và Tứ Dân, vậy Còn Tứ Quý là gì ngày hôm nay sẽ được giải đáp.
Tứ Quý là cách gọi ngắn gọn của 4 loại cây tứ quý là Tùng – Cúc – Trúc – Mai, 4 loài cây tượng trưng cho 4 mùa và 4 đức tính của “Tứ Quân Tử”. Tùng – Cúc – Trúc – Mai là bộ tranh phong thuỷ xuất xứ từ Trung Quốc. Ý nghĩa bộ tranh Tứ Quý bắt nguồn từ ý nghĩa sinh học của 4 loại cây phản ánh tư tưởng về 4 đức tính quân tử cần có của người Trung Quốc. Trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của tùng cúc trúc mai.
Trong bốn loài cây thì Trúc, Tùng, Mai là ba loài cây chịu được sương giá tuyết lạnh hay còn gọi là Tuế Hàn Tam Hữu – Ba người bạn trong gió rét, dù lạnh nhưng tùng trúc vẫn xanh tươi, mai vẫn nở hoa trắng muốt. Chính khả năng này mà những loài cây này được ví von hóa đại diện cho những đức tính cần có của quân tử chân chính. Để thuận theo thanh điệu và vần ta thường đọc là Tùng – Cúc – Trúc – Mai nhưng đúng với quy luật của năm phải là Mai – Trúc – Cúc – Tùng đại diện cho 4 mùa Mai (Mùa xuân) – Trúc (Mùa hạ) – Cúc (Mùa Thu) – Tùng (Mùa đông).
1. Mai
Đối với người Việt Nam chúng ta quen thuộc với mai vàng của miền nam, loài thực vật sinh trưởng trong thời tiết nhiệt đới ấm nóng. Nhưng hoa mai trong Tứ Quý lại là một loại Mai trắng của người Trung Quốc, loại mai này sinh trưởng và nở hoa được trong thời tiết giá lạnh.
Mùa xuân là tiếp nối của mùa đông nên hoa muốn nở được vào đầu xuân đã phải phát triển và ươm nụ trong giá lạnh của mùa đông vừa qua. Hoa mai vượt qua được cái khắc nghiệt của mùa đông để nở những bông hoa trắng rực rỡ tượng trưng cho sự tinh khiết và sức sống mãnh liệt vượt qua mọi gian nan nguy khó để thành công.
“Chăm thần nuôi tánh giữa cơn đông
Mặc kệ ra vào nghiệp bão giông *
Thanh thản cây chưng nòi khí phách
Ung dung đài kết giống tông môn
Gió lùa tình nhụy càng tinh khiết
Mưa xối hạnh hoa mãi mặn nồng
Viên mãn nõn nà khai sắc biếc
Thong dong Mai đợi sấm càn khôn”
Như vậy, ý nghĩa của hoa Mai trong bộ tranh Tứ Quý chính là sự sống mãnh liệt, một tâm hồn tinh khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nụ hoa nẩy lộc mỗi độ xuân về còn mang ý nghĩa tấn tài tấn lộc và giàu sang sung túc. Bức tranh tứ quý hoa Mai hay tranh gỗ tứ quý hoa Mai được dùng nhiều trong các cung điện vua chúa thời xưa tượng trưng cho sự cao thượng và giàu sang phú quý.
*Tục ngữ:Tháng mười dông rạp
Tháng chạp dông ra!
2. Trúc
Trúc ở đây được dùng để chỉ chung các loại có thân tre có gai nói chung. Có thể nói đây là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt có khả năng chịu khô hạn cao mà vẫn xanh tốt, đặc biệt là trong mùa hạ khi nhiệt độ lên cao và không có mưa.Thân trúc dài và thẳng cao nhưng không cong rạp xuống đất. Điểm đặc biệt của các giống cây tre, trúc là cho dù bị đốt cháy nhưng không bị cong mà vẫn giữ được nguyên khối.
“Trúc dẫu đốt, tiết ngay vẫn thẳng”
Điều này nói lên tính ngay thẳng không dễ bị khuất phục của người quân tử như câu : “Chính nhân quân tử, ngay thẳng chính trực”
Bạch Cư Dị trong Dưỡng Trúc ký viết:
Trúc tựa người hiền ở chỗ nào:
Trúc vốn kiên cố (hiên ngang, cố định), cố định thuộc đức của thụ (cây), người quân tử nhìn thấy gốc, vì vậy xây kiến lập mà không nhổ;
Trúc trực tính, trực lấy để lập thân, quân tử kiến tính, trong suy nghĩ độc lập, không ỷ lại người khác;
Trúc tâm không, không là thể của đạo, quân tử kiến tâm, nguyên tắc trong suy nghĩ cần cảm thụ cái hư;
Trúc tiết trinh, trinh để lập chí, quân tử kiến tiết, nguyên tắc phải rèn luyện”
Như vậy, từ bốn thuộc tính : bản, tính, tâm, tiết có thể dễ dàng thấy rằng phẩm tính của trúc và người quân tử là tương đồng. Tương tự như vậy, ý nghĩa của bức tranh tứ quý cây trúc trong phong thuỷ là mang đến tài lộc và trường thọ. Ngoài ra, cây trúc còn là biểu tượng của ý chí kiên cường vượt qua mọi hoàn cảnh và sống gió trong cuộc đời. Do đó, tranh về cây trúc trong bộ tranh gỗ tứ quý thường được dùng làm quà tặng cấp trên trong các dịp lễ tết, mừng thọ.
3. Cúc
Hoa Cúc chỉ là lài cây thân thảo có đời sống chỉ vỏn vẹn trong một năm ngắn ngủi không như những loài cây thân gỗ khác trong tứ quý, do đó có một sự thắc mắc không nhỏ rằng tại sao bốn loại cây tượng trưng cho khí phách quân tử lại có Cúc !?
Hoa Cúc vốn được gọi với một cái tên khác đó là Hoa Vạn Thọ, sinh trưởng và nở hoa mạnh trong tiết trời mát lạnh cho sắc hoa rực rỡ nhất. Cúc Vạn Thọ có ý nghĩa là trường thọ vì vậy đươc người Trung Quốc sử dụng rất nhiều trong tiệc mừng họ và dịp đầu năm mới. Cúc là loài hoa phổ biến trong cuộc sống, nhà nhà có thể trồng, người người có thể cắm vậy điểm đặc biệt của loài hoa cúc này là gì?
Nếu như ai đã từng trồng loài Cúc Vạn Thọ này thì chắc hẳn không còn xa lạ với những bông cúc dù tàn héo trên thân cây thì chỉ gục xuống như không rụng. Đây là thể hiện rõ nhất của câu nói: “Thà chết đứng còn hơn sống quỳ”.
Do đó những người làm chức cao có nhiều sự dụ dỗ xung quanh nên trẻo tranh có hoa Cúc như để căn rặn bản thân đừng vì những cái lợi trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình.
Bên cạnh đó, hoa cúc còn thuộc vào hàng 4 loài hoa quý của Trung Quốc trong bộ tranh Mai – Lan – Trúc – Cúc. Trong phong thuỷ, nguồn năng lượng của hoa cúc đem đến cho gia đình không khí hài hoà và cuộc sống bình yên. Đặc biệt, bức tranh hoa cúc trong bộ tranh gỗ tùng cúc trúc mai còn mang ý nghĩa trường thọ (bởi tên Vạn Thọ) và phúc lộc dồi dào.
4. Tùng
Tùng là cách gọi chung của người Trung Quốc dùng để chỉ những loại cây thuộc họ thông lá kim. Ở Việt Nam chia ra thành Tùng và Bách riêng biệt nhưng cổ nhân vẫn gọi kép là Tùng Bách.
Tùng là loài cây thân gỗ lâu năm, có thể sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu từ vùng đất đồng bằng phì nhiêu ấm áp đến những vùng đất khô cằn giá lạnh. Chính vì Tùng không kén đất và quanh năm bốn mùa xanh tốt nên tượng trưng cho đạo làm đẹp cho đời của người quân tử.
Tùng dù có bộ rễ khỏe và khả năng bám giữ tốt nên dù có mọc trên đồi cao, treo leo trên vách núi hay gánh một tảng tuyết mùa đông trên tán lá thì vẫn đứng thẳng hiên ngang. Một câu thơ nói về sư cao ngạo của cây tùng rằng: “Cội rễ muôn đời chẳng động – Thuyết sương thấy đặng đã nhiều ngày” hay:
“Chon von thường trụ cũng an nhàn
Rét buốt vững vàng mặc gió chan
Cùng hạc cưu mang làn tuyết đọng
Với nai chia sẻ vóc sương tràn
Bên ghềnh chứng kiến dòng thay đổi
Giữa thác trông chừng cảnh hợp tan
Khí tiết hồn tùng thơm vạn thuở
Vi vu cành lá vuốt cung đàn!”
Đây là cách thể hiện tính khí anh hùng của bậc trượng phu không khuất phục trước cường quyền chà đạp mà vẫn hiên ngay vì ý chí và lý tưởng của mình, thể hiện tinh thần của một Đại Trượng Phu hiên ngang, ngạo nghễ. Vậy ý nghĩa của cây tùng là gì?
Tùng không chỉ mang tính chất đại diện mà từ lâu theo phong thủy Tùng Đã có một năng lực rất mạnh có thể xua đuổi tà khí và mang lại bình yên cho con người. Tùng cũng có tuổi thọ rất cao nhiều cây có tuổi lên tới vài trăm năm, do đó tùng được dùng trong phong thủy còn đại diện cho sự sức khỏe dẻo dai và sự trường sinh bất lão.
Như vậy, trong bộ tranh tứ quý thì tranh cây tùng mang ý nghĩa là trượng phu, bậc đại trượng phu quang minh lỗi lạc, sức sống mãnh liệt và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bức tranh tứ quý cây tùng cũng mang ý nghĩa trường thọ và may mắn.
Ý nghĩa tranh tứ quý
Tùng – Cúc – Trúc – Mai là 4 loại cây quý, “tứ quân tử” tạo nên bộ tranh tứ quý đẹp. Trong phong thuỷ, ý nghĩa của tranh tứ quý đã vượt qua yếu tố cây cỏ, khí hậu mà hướng đến mong muốn của mọi người bất kể sang hèn đó là mong ước may mắn và tài lộc.
Qua đó có thể thấy rằng, người ta treo tranh tứ quý trong nhà không chỉ để trang trí mà còn để cầu mong may mắn, bình an và tài lộc. Bộ tranh tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai đã vượt qua ý nghĩa loài cây đại diện cho xuân hạ thu đông để gắn liền với đời sống tinh thần và tâm linh của dân gian.
Những người lãnh đạo, có chức quyền thường treo bộ tranh Tứ quý Tùng – Cúc – Trúc – Mai này trong phòng làm việc tượng trưng cho khí độ “Quân tử”, sự ngay thẳng và chính trực. Đồng thời, treo bộ tranh Tứ quý trong phòng làm việc cũng góp phần tạo nên bầu không khí thư thái, thoải mái giúp gia chủ tìm được sự yên ả trong tâm hồn và đời sống tâm linh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Truyền thuyết về Phượng Hoàng, được coi là biểu tượng của sự tái sinh

admin February 6, 2019 Phong Thủy 0 Comment Edit   Edit with WPBakery Page Builder Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng, là loài chim linh thiêng. Linh vật này xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo, là biểu tượng của sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ. Phượng hoàng trong văn hóa phương Tây biểu tượng của sự tái sinh, trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn “tứ linh”. Vì sao chim phượng hoàng được coi là biểu tượng của sự tái sinh Nhắc đến sự bất tử và tái sinh, người ta không thể không nhắc đến 1 loài chim chỉ có trong truyền thuyết: Phượng Hoàng. Phượng Hoàng còn có một tên khác là chim bất tử, vòng đời của nó sẽ không bao giờ kết thúc. Bất kể gặp khó khăn hay thống khổ cho dù chỉ còn một nắm tro tàn, Phượng hoàng sẽ hồi sinh và mỗi một lần hồi sinh Phượng hoàng sẽ ngày càng mạnh hơn, hoàn mỹ hơn và rực rỡ hơn. Phượng Hoàng được coi là sứ giả hạnh phúc của thế gian, mỗi cách 5 thế kỉ Phượng Hoàng sẽ mang theo tất cả bất hạnh không vui cùng với cừu hận ân oá...

Truyền thuyết về thập đại thần khí thời thượng cổ

Thời đại thượng cổ, chư thần tại Thần Châu đại lục Trung Nguyên lưu lại mười cổ lão Thần khí, theo thứ tự là: Chuông Đông Hoàng, Kiếm Hiên Viên, Búa Bàn Cổ, Hũ Luyện Yêu, Tháp Hạo Thiên, Đàn Phục Hi, Đỉnh Thần Nông, Ấn Không Động, Kính Côn Lôn, Đá Nữ Oa, mỗi loại lại có được thế lực đặc biệt kinh người. 1. Chuông Đông Hoàng: Thiên giới chi môn Tung tích không rõ, sức mạnh không rõ . Bình thường nghe đồn là thiên giới chi môn, nhưng theo cổ lão bích văn trong hang đá Thiên Sơn vào thời đại chư thần có lưu lại: Chuông Đông Hoàng chính là thần khí đứng đầu thập đại thần khí, đủ để hủy thiên diệt địa, thôn phệ chư thiên. (Thứ này sẽ có xuất hiện trong truyện Mao Sơn Tróc Quỷ Nhân của chúng ta) 2. Hiên Viên Kiếm: Sức mạnh vô địch Cổ kiếm hoàng kim sắc nghìn năm, theo truyền thuyết là thần kiếm do chư thần thiên giới ban cho Hiên Viên Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu; trong đó chất chứa sức mạnh vô tận, thần kiếm trảm yêu trừ ma. 3. Búa Bàn Cổ: Xuyên qua thái hư Theo truyền thuyết từ lú...

Tìm hiểu tứ đại thần thú – tứ đại hung thú trong truyền thuyết

Tứ tượng hay tứ thánh thú, một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy,… phương Đông. Tứ tượng thú gồm bốn thánh thú trong các chòm sao cổ đại: Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ của phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc. Hay thường được dân gian gọi rằng tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, Nam Chu Tước, Bắc Huyền Vũ. Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Ngoài ra chúng còn được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Phương Đông. Tứ đại thần thú: Huyền Vũ (Thuỷ) Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh. Huyền...